Thùng gỗ sồi ngâm rượu đều phải được kiểm dịch và kiểm tra trước khi sử dụng. Còn các thùng gỗ hiện đã sử dụng thì nên được làm sạch sau khi đã cạn rượu và đổ đầy lại trong vòng vài ngày. Hoặc nếu chưa sử dụng tiếp thì thùng gỗ sồi cần được bảo quản ở các dạng ướt hoặc khô. Với việc bảo dưỡng ở điều kiện tốt, các thùng rượu sẽ tồn tại bền lâu và lưu giữ hương vị gỗ sồi trong vòng từ 5-6 năm. Và hoặc có thể lâu hơn thế nếu chỉ sử dụng thùng làm bình lưu trữ rượu, trang trí.
Kiểm tra và thử nghiệm thật kỹ lưỡng thùng gỗ sồi mới
Trước khi sử dụng lần đầu, các thùng gỗ sồi nhập khẩu mới phải được đổ đầy nước ấm nóng (60-80°C). Người dùng nên xoay từ bên này sang bên kia để làm ướt toàn bộ bên trong thùng, sau đó bảo quản thẳng đứng trong 2 – 4 giờ. Sau đó đảo đầu kia và tiếp tục để 2-4 giờ rồi đổ hết nước và để ráo. Hoặc bạn có thể đổ đầy nước lạnh vào các thùng mới và lưu trữ trong 3-5 ngày để kiểm tra, thử nghiệm. Việc này sẽ giúp các thớ gỗ giãn nở và cũng là cách kiểm tra xem các thùng rượu có bị rò rỉ hay không.
Nếu thùng mới mua về và chưa sử dụng ngay và được bảo quản khô trong hơn một tháng, thì trước khi sử dụng lần đầu. Bạn đổ đầy nước lạnh vào thùng gỗ và để trong 3-5 ngày để kiểm tra rò rỉ, sau đó tháo nước đồng thời để khô hoàn toàn là có thể sử dụng.
Nếu thùng mới vẫn bị rò rỉ sau quá trình ngâm nước, bạn liên hệ ngay với nhà cung cấp để được bảo hành hoặc đổi thùng mới.
Lưu ý: Nước cho vào thùng phải đảm bảo không được chứa clo. Không nên để các thùng chứa đầy nước quá lâu, để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trong nước và làm hư hại.
Cách sử dụng thùng gỗ sồi để ngâm, ủ rượu đúng cách
Trước khi bắt đầu đổ rượu vào thùng gỗ để bắt đầu quá trình ủ rượu, tráng sơ lại thùng bằng nước đun sôi. Việc này sẽ giúp loại bỏ hết vi sinh vật gây hại. Khi đổ rượu, bạn không nên đổ đầy mà chỉ cho rượu vào khoảng 3/4 thể tích thùng nhằm có đủ oxy phục vụ cho quá trình ủ rượu. Trong quá trình ủ bạn nên cần kiểm tra thường xuyên và đổ thêm rượu vào nếu thấy cần thiết. Bởi rượu có thể bốc hơi đi và làm giảm lượng rượu có sẵn trong thùng ủ.
Thùng gỗ đang ủ rượu cần được bảo quản ở nơi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời cùng nhiệt độ hầm ủ rượu từ 20-25 độ. Nhiệt độ sẽ tùy thuộc vào từng loại rượu. Độ ẩm trong hầm nên từ 65 đến 75% là tối ưu nhất. Độ ẩm thấp hơn sẽ khiến rượu bay hơi nhiều hơn. Độ ẩm cao hơn cũng không tốt bởi có thể khuyến khích sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng.
Vệ sinh thùng gỗ sồi ngâm rượu đã qua sử dụng khi muốn tái sử dụng
Sau khi hoàn thành quá trình ủ rượu trong thùng, rượu được rút ra chiết xuất vào chai thủy tinh hoặc bom rượu bằng gỗ để tiêu dùng. Việc cần làm là vệ sinh, làm sạch thùng trước khi tiếp tục trước khi tiếp tục đổ rượu mới vào ngâm mẻ mới.
Cách vệ sinh thùng như sau:
- Rửa thùng bằng nước lạnh với áp suất cao (100 đến 3,000 psi) trong ba phút bằng máy rửa thùng có đầu phun xoay. Việc này để rửa sạch và loại bỏ cặn bẩn tích tụ bên trong thùng, thường là men, sắc tố, protein, polysaccharide và tartrate. Lặp lại 3-4 lần như vậy để có thể loại bỏ tất cả cặn bẩn. Sau đó, ta nên tráng nước ấm nóng ở 60-82°C trong 3-5 phút để loại bỏ các lớp phủ màu hoặc tartrate khó phân hủy trong thùng.
- Bạn có thể kiểm tra thùng rượu đã được làm sạch chưa bằng thị giác thông qua lỗ đổ rượu với sự hỗ trợ của thiết bị chiếu sáng. Một vài trường hợp tartrate khó phân hủy hơn ta có thể yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Khi đó bạn cần sử dụng phương pháp hấp thùng hoặc cần được xử lý kỹ thuật lại.
Có thể kiểm tra thùng sau các bước vệ sinh bằng cách cho khoảng 4L nước vô trùng hoặc rượu đã lọc không chất bảo quản vào thùng. Bạn sẽ phải lăn thùng từ bên này sang bên kia, sau đó để trong 24 giờ. Chất lỏng sau đó có thể được lấy mẫu và kiểm tra các vi sinh vật sống sót,nếu không còn thì có thể đưa vào sử dụng.
Chăm sóc thùng gỗ sồi như thế nào?
Thùng mới có thể được để trong màng nhựa và bảo quản trong khu vực sạch sẽ với có độ ẩm phù hợp là 65-75%. Nếu các thùng gỗ sồi cũ đã qua sử dụng hay đã hết nhưng không được đổ lại rượu ngay lập tức. Chúng nên được bảo quản khô hoặc ướt.
Bảo quản khô 1 – 2 tháng
Làm sạch, rửa sạch theo hướng dẫn phía trên và để ráo thùng. Đốt một mẩu lưu huỳnh dài ¼ trong thùng và đậy kín với nút gỗ. Bọc xung quanh thành thùng gỗ sồi bằng màng bọc thực phẩm để duy trì độ ẩm trong thân thùng. Không được bọc 2 đầu thùng vì điều này sẽ ngăn không cho “gỗ thở” và sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc. Hãy luồn một đoạn dây qua mảnh lưu huỳnh và treo nó qua lỗ chế rượu. Giữ cố định với nút gỗ không để lưu huỳnh đang cháy tiếp xúc với thùng gỗ.
Bảo quản khô 3-9 tháng
Tốt nhất là bạn không nên để thùng gỗ sồi không sử dụng quá 2 tháng. Nhưng nếu không thể, hãy bắt đầu từ bước bảo quản khô 1-2 tháng. Sau đó, cứ 2 tháng một lần mở thùng, rửa sạch bên trong thùng với nước sạch không chứa clo và đổ đầy nước trong khoảng 48 giờ, bịt kín các vết rò rỉ đã phát triển và để ráo nước. Lặp lại các bước từ trên đến khi nào sử dụng thùng tiếp (Bảo quản khô 1-2 tháng).
Bảo quản thùng gỗ sồi với thời hạn lâu hơn 9 tháng
Đổ đầy dung dịch có chứa axit citric và KMS (kali metabisulfit) vào thùng với tỷ lệ 4g axit citric trên 8g KMS cho mỗi gallon thể tích thùng. Bảo quản thùng như thể khi nó có rượu trong đó và đậy nắp lại sau mỗi vài tuần. Phương pháp này sẽ làm mất đi hương vị gỗ sồi tự nhiên của thùng ủ rượu bằng gỗ sồi theo thời gian. Nên được sử dụng như một biện pháp nghĩ đến cuối cùng.
Rửa thùng sau khi bảo quản ướt hoặc khô là rất rất quan trọng. Lưu huỳnh nguyên tố hoặc SO2 dư có thể làm tăng sự cố định SO2 trong các loại rượu thêm vào thùng, ức chế quá trình lên men, ức chế quá trình lên men axit malolactic, và tăng nguy cơ sunfat hóa hình thành. Axit còn lại trong thùng sau khi bảo quản ẩm ướt cũng có thể gây hại cho rượu vang nếu không được rửa sạch.